Home Author
Author

Hoang Ha Anh

Haleiwa, phố biển thanh bình

Haleiwa, phố biển thanh bình

by Hoang Ha Anh
Rate this post

Hoàng hôn trên biển Haleiwa

Haleiwa là một thị trấn nhỏ thanh bình với những gốc cây cổ thụ phải hàng trăm năm tuổi, những ngôi nhà Victoria cổ kính xinh xắn. Và  Haleiwa còn là trung tâm lướt sóng của thế giới với những con sóng đẳng cấp.

Dưới gốc cây cổ thụ trong trung tâm của Haleiwa

Trước một cửa tiệm ở trung tâm Haleiwa

Chúng tôi đặt một cái homestay trên airbnb, chủ nhà là người Mỹ đen, ông từ đất liền của Mỹ ( gần Wasgington) chuyển đến Hawaii 25 năm trước. Ông chú sống như người rừng vậy, hàng ngày tự trồng rau trái, tập Yoga và lướt sóng. Buổi trưa chúng tôi đến ông chui ra từ cái mớ lộn xộn sau vườn, ông lôi trong cái thùng một chai nước perrier làm tôi tưởng là welcome drink nhưng mà ko phải, nó đựng cái gì đó và ông rải ra cho con gà ăn. Đường vào nhà chỗ nọ chỗ kia là những bãi cứt gà. Một con gà khác đang nằm lười biếng trên cái ván lướt sóng treo trên đầu tôi. Ôi cái nhà nó lộn xộn như ngoại hình của ông chú vậy, trong nhà toàn mùi lá chùm ngây đang được hong khô, mùi dừa, mùi ổi và la liệt sách. Ông cắt cho tôi một mẩu mía và với tay lấy một cuốn sách tên là Miracle tree rồi chìa ra cho tôi, tôi lật đại một trang đại khái là : cơ thể người có 5% là các loại khoáng chất. Tổng cộng có hơn 20 loại khoáng chất cần thiết trên hành tinh này, cơ thể người có hầu hết các loại đó, mỗi loại đóng một vai trò và bằng cách nào đó chúng nó tự cân bằng với nhau …Cơ thể người không tự sinh ra được khoáng chất, nó được đưa vào cơ thể từ thức ăn… Sau khi làm xong phần thủ tục tạm gọi là check in, ông chú lại chạy tót xuống dưới đất bận rộn với đàn ong. Tôi đảo mắt từ trái qua phải: trong nhà này, không tivi, chỉ có sách, thảm tập yoga, ván lướt sóng, xung quoanh là cây cối được trồng lộn xộn cây nọ xen lẫn cây kia gồm có: mãng cầu, bơ, đu đủ, rau chùm ngây và hàng hà sa số các loại rau củ khác. Mấy con gà sống lang thang ngoài vườn, thỉnh thoảng chú da đen từ ban công trên gác vứt xuống đất vỏ chuối, vỏ bơ …cho lũ gà mổ, và chúng tôi cũng làm như vậy. Nhà ông chú đầy ắp sách, ông đọc mọi thứ, biết tất cả và sống ung dung trong vương quốc của mình như một nhà đạo sỹ. Đời ông chú thật giản đơn kiểu : bớt kiểu cách, bớt rườm rà, bớt ngăn nắp…và kệ mịe cuộc đời.
Buổi tối, thị trấn lên đèn, những ngôi nhà gỗ được giăng đầy những chùm dây điện mùa giáng sinh. Cả ngôi làng sáng rực như một bức tranh ấm áp trong truyện cổ tích. Tôi về nhà thấy chú da đen đốt nến trong phòng khách và ngồi uống trà với cô gái người Pháp.

Phòng ngủ ở homestay 

Phòng ngủ của tôi có hẳn 2 cái cửa sổ, buổi tối gió mát rượi từ vườn thổi vào, những tấm rèm trên khung cửa gỗ bay nhè nhẹ theo từng cơn gió. Ông già hàng xóm bên cạnh đang lè nhè nói những chuyện gì mà tôi không hiểu,  rồi ông chơi ghita, bên ngoài trời bắt đầu mưa rả rích. Thị trấn này, khung cảnh này, ngôi nhà này, thật giản dị và bình yên, như một làng quê nào đó ở Việt Nam.

Buổi sáng ngoài ban công ở homestay

Bữa sáng ở homestay


Ăn sáng với chủ nhà

 

annjourney.com

Hawaii Dec, 2019

0 comment
0 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail
Rate this post

Từ Bern tôi đi Lauterbrunnen, đổi tàu 1 lần ở Interlaken Ost. Lauterbrunnen là một ngôi làng trong rất nhiều những ngôi làng dưới chân dãy núi Alpine. Lúc đầu tôi tính ở làng Wegen nhưng vì ở đó khách sạn quá đắt nên đổi sang ở làng Lauterbrunnen, 40USD cho một giường trong phòng tập thể mà rút cục chả có ma nào ở ngoại trừ tôi, và cuối cùng đây lại là lựa chọn đúng đắn nhất. Buổi sáng, khi sương còn nặng trĩu trên lá cỏ, chuông nhà thờ ngân vang, tôi ra khỏi nhà và bắt đầu công cuộc đi bộ lên núi để đến làng Wengen. Tôi đi men theo con đường làng, lên đồi, rồi xuyên qua rừng thông. Gần đến làng Wegen, tôi đứng chơi trên đồi ngắm nhìn làng mạc bên dưới thì một con mèo mập ú oai vệ đi tới, nó thậm chí không thèm liếc tôi lấy một phát mà xông thẳng ra chỗ có con chó màu trắng, chúng nó gầm gừ cãi nhau cho đến khi người phụ nữ chạy ra lôi cổ cả 2 đứa vào.

Phải mất gần 3 tiếng đồng hồ tôi mới kết thúc được cung đường 3km này. Cuối cùng cũng đến được làng Wegen, tôi ngồi trên băng ghế gỗ dưới tán cây sồi cổ thụ để nghỉ mệt. Bên dưới  là cảnh núi non trùng điệp, những căn nhà gỗ rải rác dưới thung lũng đầy nắng vàng và những con bò thong dong gặm cỏ trên những đồi cỏ xanh, thật là một bức tranh hoàn mỹ. Trong cuộc đời mình, tôi chưa từng bao giờ được sống giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, lãng mạn và bình yên đến vậy. Tôi đi một vòng quoanh làng, ngó nghiêng chỗ nọ chỗ kia, nhìn trời nhìn mây và cố gắng ghi nhớ hết vẻ đẹp thanh bình của đất nước này.

Gần chiều, tôi đi tàu về lại Lauterbrunnen, vào coop mua rau củ xách về nhà bếp tập thể của khách sạn nấu nồi súp rồi vừa ăn vừa nhìn ngày trôi qua khung cửa sổ. Những ngày tháng ở đây, tôi đã sống  như một đạo sỹ, mỗi sáng thức dậy đi bộ trong rừng, nói chuyện với côn trùng và cây cỏ, mỗi tối ăn món súp rau củ và khi không còn nghe thấy tiếng lục lạc của những con bò thì tôi trèo lên giường và đi thẳng vào những giấc mơ tuyệt đẹp của Thụy Sỹ. Những ngày tháng ở đây, tôi chẳng có gì phải băn khoăn hay muộn phiền, cũng chẳng có gì nhiều mà suy nghĩ, và tôi thấy mình thật hạnh phúc với những niềm vui đơn sơ.

Lauterbrunnen, Oct.2018

annjourney.com

0 comment
1 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail
Rate this post

Đây là lần đầu tiên mình đi Châu Âu, lúc mua vé thực sự là cũng không có kinh nghiệm hay kiến thức gì về Châu Âu cả, thậm chí còn chưa lên chương trình, lúc đó đang có vé khuyến mãi và dự tính đi 2 nước  Pháp-Ý nên chọn đại vé khứ hồi đi NICE, thành phố biển phía Nam nước Pháp.

Nhưng mình xin visa Thụy Sĩ nguyên cớ là khi xem lịch hẹn để nộp hồ sơ lên LSQ Pháp  mình thấy phải đợi rất lâu, Ý cũng vậy  và hồ sơ khá phức tạp, vì cũng cận ngày nên  mình gọi điện lên LSQ Ý để hỏi thêm thông tin thì nhân viên trả lời kiểu trịch thượng, mình đâm chán. Tham khảo thêm một hồi mình  gọi đại cho bên LSQ Thuy Sỹ, đầu dây là cô nhân viên người Thụy Sỹ, hướng dẫn cho mình rất tận tình và bảo khi nào chuẩn bị xong  giấy tờ cứ mang lên, không phải đặt lịch gì cả.  Sau một tuần, mình có  visa Thụy Sỹ, vé máy bay thì lỡ mua rồi không hủy được nên mình vẫn nhập cảnh Pháp (sân bay Nice).

Sân bay Nice nhỏ nhỏ, có 3 quầy hải quan thôi nhưng làm việc rất nhanh. Mình đã chuẩn bị sẵn danh sách booking hotel và vé tàu lửa để giải trình nếu bị hỏi tại sao visa Thụy Sỹ cấp mà nhập cảnh vào Pháp. Nhưng thực sự là chú hải quan còn không buồn xem visa hay check thông tin passport gì hết, không hỏi một câu nào cả, đưa passport, ổng đóng dấu cái cộp, xong, chưa đến 10 giây nữa, nhanh hơn cả hải quan ở Nhật. Mình không có hành lý ký gởi nên cứ vậy đi thẳng ra cửa mua vé bus vào thành phố thôi.

Ra khỏi sân bay quẹo phải thấy quầy bán vé xe bus, mua vé bus số 99 để vào central station, hết 6 Euro, đợi bus rất là lâu. Còn nếu muốn đi tàu thì ga tàu cách đó 1.5km. Xe bus sẽ dừng trước ga Nice villa (hay gọi là central station).

Trong suốt quá trình ở 3 nước Châu Âu, mình đi tàu từ Pháp sang Thụy Sỹ, từ Thụy Sỹ qua Ý, rồi từ Ý về Pháp lại, nhân viên nhà tàu chỉ check vé tàu, không check passport, không có có ai đóng dấu gì vào passport khi mình di chuyển từ nước này sang nước khác. Nên ví dụ Thụy Sỹ cấp visa cho mình, nhưng cuối cùng mình thay đổi chương trình không đi Thụy Sỹ mà chỉ đi Pháp và Ý chẳng hạn thì việc này cũng không ai biết cả. Có điều, dù bạn đã hủy Hotel nhưng cũng nên giữ lại toàn bộ booking hotel như lúc bạn nộp hồ sơ xin visa ở lãnh sự quán, phòng trường hợp lúc nhập cảnh có bị hỏi thì còn có chứng cứ để giải thích cho hợp lý (ở sân bay Nice mình không bị hỏi gì nhưng sân bay khác thì mình không rõ). Tóm lại, sau khi bạn đã  nhập cảnh vào Châu Âu (các nước thuộc khối Schegen), việc bạn ở nước nào, bao lâu… không có ai quản lý hết.

Nice, Sep.2019
annjourney.com

0 comment
1 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail
Rate this post

Lúc trời còn mờ sáng, mình lên tàu từ Milano đi Bern, hai bên đường cây lá đang dần chuyển sang màu vàng, sương mù còn bay lơ lửng trên những thảm cỏ xanh, phủ lên thành phố một màu hư ảo, Châu Âu đẹp cổ điển và lãng mạn. Rồi tàu vào địa phận của Thụy Sỹ, cũng khung cảnh bồng bềnh thần tiên đó trải dài đến khi tàu đến Bern.

Bern là thủ đô của Thụy Sỹ, cổ kính và thanh bình, nơi con sông Aare hiền hòa chảy qua vẽ lên bức tranh thơ mộng của nơi này. Trái ngược với Nhật, ở đất nước này người ta sống thiên về hưởng thụ. Mỗi ngày làm việc 6 giờ và chiều thứ bảy đến chủ nhật hầu như siêu thị và nhà hàng đóng cửa. Mình ở Thụy Sỹ khoảng 1 tuần, từng gương mặt mình thấy là từng gương mặt hạnh phúc và rạng rỡ. Cuộc sống ở đây, từ con người đến cảnh vật, mọi ngóc ngách đều rất nên thơ như vốn dĩ phải thế.  Nơi đây, những con người hạnh phúc bình thản sống như thể họ sinh ra chỉ để yêu nhau và tận hưởng cuộc đời, đến đây bạn sẽ hiểu thiên đường là có thật.

Thành phố Bern

Buổi chiều, mình đi dọc bờ sông để đến chỗ sở thú, con đường rất đẹp, hai bên đường rất nhiều cây cối: cây việt quất, cây sồi, cây thông và nhiều loại cây dại có trái đỏ rực mà mình không biết tên. Buổi chiều thu hôm ấy, có anh trai đỗ xe trước toà nhà cổ gọi tên người con  gái, cô gái tóc vàng từ trên ban công vẫy tay lại và mỉm cười duyên dáng, bên dưới lá rụng thành thảm vàng rực, ôi thật là một cảnh tượng diễm tình hết sức

Cây dại ven đường

 Sông Aare

 Nhà thờ ở Bern

Dưới sông, nhiều người bơi xuôi dòng Aare dù nước từ trên núi chảy xuống lạnh ngắt, trên bãi cỏ những cặp tình nhân đang ôm nhau, chầm chậm trong ánh nắng vàng chiều thu.

Bern, Sep.2018

annjourney.com

0 comment
1 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail
Rate this post

Mình đến Bern lúc hơn 10 giờ sáng, trời vẫn còn lạnh, mình ở homestay nhà Mije’s nest, bạn Mai chủ nhà chạy lạch bạch ra ga đón mình lúc mình đang ngơ ngác không biết đi đâu về đâu.
Nhà bạn Mai nằm trong toà lâu đài cổ đẹp nhất khu này, cách ga 5 phút đi bộ. Bạn Mai là guide tự do giống mình vừa gặp nhau là 2 đứa xông vào nói chuyện tới tấp để bạn Mai còn kịp vào khu rừng cổ tích đi nhặt hạt dẻ với chồng . Rồi bạn Mai ra đi, giao cả cơ ngơi nhà cửa cho mình bảo chị muốn làm gì thì làm tối mai em về. Nhà bạn Mai rất đẹp, có cái phòng Double cho khách trông ra khu vườn mùa thu có lá vàng rụng, rồi có cả cái ban công nhỏ xinh đầy hoa cỏ để ngồi uống trà, chăn mền sạch sẽ thơm phức leo lên là ngủ một phát đến sáng.

Tối ngày hôm sau vợ chồng bạn Mai trở về lâu đài, mang theo một túi hạt dẻ, 2 đứa lại túm lấy nhau nói chuyện thâu đêm suốt sáng, khổ thân chồng bạn Mai phải tất bật chạy đi chạy lại bóc tách rồi luộc rồi nướng hạt dẻ, rồi mang rượu chuối hột ra phục vụ công tác hậu cần cho cánh phụ nữ Việt Nam bàn chuyện đại sự giải cứu thế giới.
Nếu mình là đại diện cho kiểu sống ở Nhật lâu năm, cần mẫn làm việc và kiếm tiền thì Bạn Mai đại diện cho kiểu sống ở Thụy sỹ lâu năm, hết sức vô tư và bình thản với tiền bạc, bình thản với cuộc đời, kiểu không có khách thì đi chơi, quyết không bán tour rẻ tiền để chạy theo thị trường, tiền ít thì sống đơn giản lại miễn sao thấy vui và hạnh phúc.

        chân dung bạn Mai

buổi sáng tinh khôi ở Bern

Làng bí đỏ

Buổi sáng, khi những bãi cỏ còn ướt đẫm sương đêm và sương mù bay lơ lửng trên mặt hồ, bạn Mai xách mình lên chiếc xe màu đỏ chói mà chắc cả cái thành phố Bern này chỉ có một chiếc. Bạn Mai bảo, thường tour này em bán cho khách mấy trăm USD một người đó nhưng thôi chị nghèo lại đẹp gái nên em miễn phí, (đấy nó làm ăn rất tài tử). Xong Mai đỏ chở mình đi ra ngoại ô, đi xuyên qua khu rừng lá vàng, leo lên cái đồi xem mấy con bò gặm cỏ trong nắng sớm, đi xem cái làng trồng bí đỏ và đi hái hoa cúc để mang cả mùa thu về nhà . (Bên này có kiểu mua hoa trái tự chọn tự trả tiền giống bên Nhật í).  Buổi trưa 2 đứa dắt díu nhau ra ga, hôn hít tạm biệt để mình đi. LauterBrunnen.
Tạm biệt Bern, tạm biệt bạn Mai.

Bern, Sep.2018

annjourney.com

 

0 comment
1 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail
Review về trường dạy lái xe cho người Việt ở Nhật
5 (100%) 1 vote

Hiện tại có vài tỉnh đã cho phép thi bằng lái xe bằng tiếng Việt, vì thế số lượng người Việt Nam học và thi bằng lái xe ngày càng nhiều. Tháng 9 vừa qua mình theo học nội trú 2 tuần ở trường Maebashi tỉnh Gunma, sau đó mình đã thi đỗ honmen ngay lần thứ 1. Vì thế mình viết bài này để chia sẻ ít kinh nghiệm học và thi bằng lái xe bằng tiếng Việt của mình để các bạn tham khảo.

  1. Chọn trường: mình không tự tin thi bằng tiếng Nhật nên đã vào các diễn đàn về học lái ô tô ở Nhật của người Việt để hỏi kinh nghiệm của người đi trước, sau đó mình lập danh sách các trường có thi karimen bằng tiếng Việt và gọi đến từng nơi để hỏi thông tin, cuối cùng mình thấy trường Maebashi ở Gunma khá là quy mô và cách làm việc chuyên nghiệp nhất. Sau đó mình cũng có gọi lên trung tâm giới thiệu trường dạy lái xe để hỏi thêm về các trường uy tín và có cho thi tiếng Việt ở khu Kanto thì họ cũng giới thiệu trường Maebashi này . Thế là mình yên tâm chọn trường này để nhập học.

** Lưu ý: đây là trường dạy lái bình thường cho tất cả mọi người, kể cả người Nhật và người nước ngoài nên về cơ bản ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Nhật. Tuy nhiên vì số lượng học viên Việt Nam khá đông nên trường có một bạn nhân viên Việt Nam hỗ trợ cho các bạn Việt Nam.

  1. Học Phí: mình chọn gói ở nội trú 2 tuần ăn học trong trường, bằng AT, phòng đơn, giá là 243.000 yên, bao gồm tài liệu và sách tiếng Nhật. (nếu bạn muốn có sách tiếng Việt thì phải mua riêng, giá 5.500 yên). Nếu không ở nội trú và học tập trung kiểu này thì giá sẽ cao hơn rất nhiều, tầm  hơn 300.000 yên. Dù giá học phí của trường khá cao so với các trường khác vào thời điểm này, tuy nhiên ưu điểm lớn nhất của trường là có nhân viên người Việt hỗ trợ, có thi bằng Karimen (bằng tạm thời) bằng tiếng Việt, ký túc xá nằm ngay trong trường nên hạn chế được việc phải di chuyển hàng ngày.
  2. Cơ sở vật chất : trường lớp khá mới và sạch sẽ, xe cũng mới tinh, chủ yếu của hãng Mazda. Có nhà ăn cho học viên nằm ngay tầng 1 của ký túc xá, mỗi ngày được ăn 3 bữa miễn phí, nhà bếp nầu ăn ngon và có tâm.
  3. Giáo viên dạy thực hành: trường có rất nhiều giáo viên, chủ yếu là các thầy cô trẻ nên cách dạy dễ hiểu và cũng vui tính nữa nên không cảm thấy mệt mỏi hay ức chế với thầy cô .Vào tiết học lái xe thì một giáo viên sẽ kèm một học sinh, máy tính sẽ chọn giáo viên ngẫu nhiên, nếu cảm thấy không phù hợp với giáo viên nào thì nhà trường sẽ đổi giáo viên cho mình. Ngoài ra, sau giờ học, học viên sẽ viết phiếu nhận xét giáo viên của mình rồi bỏ vào thùng thư, nên hầu như các giáo viên đều cố gắng dạy cho tốt tránh bị học viên phàn nàn.
  4. Giờ học lý thuyết: có khoảng 2,3 giáo viên chuyên phụ trách phần lý thuyết, tất nhiên là sẽ dạy bắng tiếng Nhật. Giai đoạn 1 có 14 bài lý thuyết, giai đoạn 2 có 18 bài lý thuyết. Hầu hết những gì giáo viên giảng thì đều có trong sách hết. Tuy nhiên bạn nên chăm chú nghe cho kỹ vì giáo viên có nói thêm nhiều tình huống mà khi lái xe thực tế sẽ gặp phải nên rất bổ ích. Ngoài ra sẽ được xem rất nhiều video sinh động và thú vị (có phụ đề tiếng VIệt). Đối với những bạn kém tiếng Nhật thì cũng đừng hoang mang nếu không hiểu giáo viên nói gì, chỉ là sau giờ học các bạn chịu khó coi kỹ hơn nội dung có trong sách là được vì hầu như đề thi cũng là kiến thức trong sách hết.
  5. Giáo trình lý thuyết: khi nhập học bạn sẽ được phát tài liệu và sách bằng tiếng nhật, nếu bạn nào muốn có sách được dịch ra tiếng Việt phải mua riêng là 5.500 yên, nếu trả lại sách tiếng Nhật sẽ được hoàn lại khoảng 1.000 yên. Cần lưu ý là sách dịch ra tiếng Việt hiện nay của trường là sách trắng đen nên hơi khó nhìn. Trên thị trường hiện tại có 1 cuốn sách mà nghe đồn giá là 16.000 yên , mình đã mượn để xem qua sách này và nhận xét là nếu có điều kiện nên mua hẳn cuốn 16.000 yên này để học, thứ nhất là bản dịch rất chuẩn, thứ 2 là trình bày bố cục rất rõ ràng dễ hiểu, thứ 3 là sách màu nên các bảng chỉ dẫn, hình minh họa sẽ dễ nhớ hơn, đồng thời đây là sách song ngữ Nhật-Việt nên các bạn có thể đối chiếu nếu không rõ cách dịch của tác giả. Sách 16.000 yên này ttrường không bán nhưng trên mạng có bán, các bạn vui lòng tìm hiểu thêm.

sách tiếng Việt của trường 5.500 yen

sách song ngữ 16.000 yen                                                                                                

  1. Giờ học thực hành:một giáo viên sẽ kèm 1 học viên, giai đoạn 1 có 12 giờ học thực hành trong sân tập của trường , sau khi thi được bằng Karimen thì học lên giai đoạn 2, được phép lái xe ra đường, lúc này sẽ học thêm 19 tiết lái, chủ yếu lái ngoài đường và các địa hình như đường phố đông đúc, đường hẻm, đường nông thôn, lên dốc, cao tốc….sẽ phân bố tiết học để lái cả ban ngày,  cả ban đêm. Tóm lại, về khoản thực hành thì cứ yên tâm là sau khi bạn học xong sẽ có đủ tự tin để lái ngoài đường.

Giáo viên là người Nhật nên sẽ nói tiếng Nhật, tuy nhiên cũng quoanh quẩn những từ chuyên môn  như: đạp thắng,  đạp ga, đi thẳng, quẹo trái, phải, xác nhận an toàn… nói chung dù kém tiếng Nhật thì bạn cũng sẽ hiểu được.

  1. Thi bằng lái tạm (Karimen): sau khi học được một tuần thì sẽ được sắp xếp để thi Karimen, qua khỏi ải này là sẽ trở nên nhẹ nhàng. Nếu rớt Karimen, bạn sẽ không được tốt nghiệp đúng ngày vì phải đợi thêm 2 ngày nữa trường mới có đợt thi tiếp theo
  • Phần thi thực hành thì đơn giản thôi, bạn sẽ biểu diễn cho giáo viên những gì bạn đã học, 15 tiết thực hành chỉ học cách điều khiển xe, lên dốc, xuống dốc, vào vòng cua nên hầu như mọi người đều lái được hết. Ở phần thi này, điều quan trọng nhất đó là AN TOÀN khi lái xe, bạn phải xác nhận an toàn trước khi cho xe chạy, dừng tạm thời trước khi qua đường ray… nói tóm lại phải biểu diễn cái sự coi trọng an toàn khi lái xe cho giáo viên thấy. Bạn đi chậm như rùa bò cũng không sao, lỡ lái vào mép đường cũng không sao, đi vòng số 8 bị trật phải lùi xe lại vài ba lần cũng không sao, nhưng nếu bạn không dừng tạm thời trước biển báo hoặc trước khi qua đường ray hoặc là lao vào đường cấm, hoặc có hành động lái xe không an toàn là sẽ bao rớt.
  • Phần lý thuyết : là phần khó khăn nhất khi đi thi bằng lái, đề có tổng cộng 50 câu nằm rải đều trong 14 bài học(nếu làm đúng 45 câu trở lên là đậu). Bắt buộc bạn phải học kỹ nội dung từng bài, ngoài ra đề tiếng Việt có sự khác biệt lớn giữa cách dùng từ và cách dịch của từng người dịch nên buộc phải làm nhiều đề để quen với kiểu dịch cũng như tăng khả năng suy luận.

**** Về điểm này hết sức biết ơn bạn Hòa, nhân viên người Việt của trường Maebashi  đã chịu khó thu thập các nguồn đề, dịch đề và dành thời gian mấy tiếng đồng hồ cho nhóm học viên Việt Nam để giải đáp những vấn đề thường gặp trong đề thi.

Theo kinh nghiệm của mình: sau mỗi bài lý thuyết mình đều dành khoảng 1,2 tiếng đọc kỹ lại nội dung của từng bài để có kiến thức nền, sau đó mình mới luyện đề, vì nếu không nắm chắc nội dung của bài học mà giải đề liền thì sẽ rất khó nhớ.

—>>>>> Sau khi đậu Karimen, sở cảnh sát tỉnh Gunma sẽ cấp bằng Karimen cho bạn, với bằng này bạn sẽ được học tiếp giai đoạn 2, được phép lái xe ra đường (tất nhiên là phải có giáo viên ngồi bên cạnh)

                                                               Bằng Karimen của tỉnh Gunma cấp

  1. Tốt nghiệp

Trước khi tốt nghiệp thì sẽ làm bài kiểm định lý thuyết trên máy tính, rớt thì sẽ làm lại cho đến khi đỗ, phần này đơn giản không có gì phải bàn.

Phần thi  thực hành thì sẽ lái ra đường (không lái đường cao tốc), sau đó về bãi xe của trường lùi xe vào chuồng. Riêng cá nhân  mình khi sau khi lái ngoài đường, đưa xe về lùi vào chuồng không thành công, phải lùi đi lùi lại 2 lần, tưởng rớt rồi mà vẫn được qua. Nghe đồn khóa trước có bạn lái giỏi nhưng chạy quá tốc độ và vượt đèn đỏ là bị đánh rớt ngay lập tức, khóa của mình có bạn do căng thẳng quá chui lộn vào đường cấm cũng bị đánh rớt.  Kết luận của mình là : giáo viên của trường chấm thi cũng khá dễ dãi.  Điều quan trọng không phải là bạn lái giỏi hay dở mà quan trọng nhất là : lái xe AN TOÀN ,  nên phải hết sức chú ý các thao tác an toàn, các biển báo , vì nếu bạn lái xe không an toàn thì ảnh hưởng đến tính mạng của người khác, còn lùi xe bãi có xấu chút cũng chả chết ai. @@

  1. Thi Bằng lái chính thức (Honmen)

Sau khi tốt nghiệp  ở trường dạy lái bạn sẽ mang giấy tốt nghiệp này về  trung tâm thi bằng lái ở tỉnh của mình để thi 95 câu lý thuyết, nếu đạt được 90 điểm trở lên bạn sẽ được cấp bằng chính thức. Tùy từng tỉnh mà có đề thi tiếng Việt hay không, mình ở tỉnh Kanagawa có cho thi tiếng Việt nên cũng khá dễ dàng, dù cách dịch đề ở Kanagawa có khác chút ít so với tài liệu mình đã học ở trường nhưng do nắm chắc kiến thức đã học và suy luận một tí nên mình đã thi đỗ ngay lần đầu tiên. Một số bạn ở các tỉnh khác không có đề tiếng Việt đã đổi địa chỉ xuống Gunma để thi. Nhóm nhập học chung với mình có khoảng hơn 10 bạn Việt Nam, hầu hết đã đậu honmen ngay lần thi đầu tiên, còn lại 2 bạn thì đậu vào lần thi thứ 2. Nói chung dù bạn có dở thế nào, có yếu tiếng Nhật thế nào mà chịu khó học ngày học đêm trong vòng 2 tuần như bọn mình thì chắc chắn bạn sẽ đỗ chứ không đến nỗi khó như truyền thuyết mọi người đồn đại.

Bằng honmen của tỉnh Kanagawa cấp

Kết luận: một số ưu điểm nội trội của người VN khi học tại đây.

  • Vì lượng học viên người Việt khá đông và do trở ngại về ngôn ngữ nên mình nhận thấy nhà trường khá ưu ái trong việc hỗ trợ các bạn người Việt ( vd: các video trong bài giảng có phụ đề tiếng Việt, nhiều giáo viên người Nhật cố gắng học một số từ chuyên môn bằng tiếng Việt để hỗ trợ cho các học viên, có nhân viên VN hỗ trợ dịch đề ra tiếng Việt…)
  • Học viên nội trú nhiều nhất là người Việt Nam nên sau giờ học chúng mình hay tụ tập giải đề chung, nêu ra những tình huống khó hiểu hay thắc mắc để mọi người cùng giải đáp. Nói chung, cộng đồng VN khá giúp đỡ nhau trong việc học, trong 2 tuần học ở đây, từ lúc gặp nhau trong nhà ăn của trường đến khi ngồi chơi chúng mình cũng chỉ nói về các bài học và giải đề. @@

—> Tóm lại: mình cảm thấy rất hài lòng với khóa học ở trường vì không chỉ cung cấp đủ kiến thức để đi thi mà mình được trang bị đủ kiến thức về luật để tham gia giao thông, về văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông. Nếu không học hành bài bản như vậy mình sẽ không bao giờ biết được là nếu trời mưa chạy xe làm văng nước lên người đi bộ cũng bị phạt tiền hoặc bạn bấm còi xe để giục xe phía  trước khi nó không chịu chạy lúc đèn xanh thì bạn cũng sẽ bị phạt. Việc học hành nghiêm túc như vậy sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều khoản tiền oan ức chỉ vì không nắm rõ luật, và với  kiến thức về những khoản tiền khổng lồ bạn phải trả khi gây ra tai nạn cho người khác thì bạn sẽ buộc phải lái xe an toàn, vì phía sau tay lái là sinh mệnh.

** Cảm ơn các thầy cô của trường Maebashi đã tận tình dạy dỗ bọn mình, cảm ơn bạn Hòa, nhân viên người Việt của trường đã hết sức hỗ trợ anh em người Việt trong quá trình học. Hy vọng trường luôn giữ được chất lượng như thế để trở thành địa điểm học lái xe cho anh chị em Việt Nam ở Nhật.

Website của trường:

http://www.maebashi-drivingschool.co.jp/

Annjourney.com

Oct.2020

 

0 comment
1 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail
Rate this post

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao..”

Hôm sau nữa, tôi lại đi tàu lên làng Muren nằm tít trên núi rồi từ đó dự tính hiking về lại làng Lauterbrunnen,  google map đo khoảng cách là 13km và đây đúng là một ngày liều mạng.  Nghĩ bụng ở Nhật hôm nào có tour mình đi bộ mỗi ngày khoảng 5km, còn mà khách đi lạc thì chạy vòng vòng kiếm một hồi cũng thành 10km rồi nên đoạn đường này cũng thường thôi mà. Thế là xuất phát, lúc đó trời gần trưa và nắng chói chang, có 3 đứa con gái da trắng đi phía trước nữa nhưng chúng nó đi nhanh khủng khiếp và chả mấy chốc không còn thấy tăm hơi đâu nữa cả.

Tôi cứ thong dong vừa đi vừa hái hoa bắt bướm, ngày rộng tháng dài mà, việc gì phải vội.  3km đầu tiên đường tương đối bằng phẳng và và làng mạc rất đẹp, dãy Alps thì sừng sững hùng vĩ giữa đất trời. Có những băng ghế gỗ dọc đường đi để mọi người ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh, nhưng chỉ có tôi và những con bò gặm cỏ bên suối.  Tiếng lục lạc vang khắp núi rừng, những cây táo dại nằm chơ vơ trong vườn, trái rụng đầy la liệt dưới gốc, những ngôi nhà gỗ sồi nằm ven theo thung lũng treo đầy những chậu thu hải đường đỏ thắm. Ái chà,  đúng là khung cảnh của vườn địa đàng, tôi vừa đi vừa nghĩ.  2 km tiếp theo bắt đầu đi vào rừng, đường dốc đá trơn trượt rất khó đi, cần có giày trekking chuyên dụng, tôi không hề biết trước đường sẽ gập ghềnh khó đi thế này vì tài tử mà, hứng chí lên là đi thôi, có chuẩn bị gì đâu, chỉ mang một đôi giày hiking bình thường của NB nên trượt té mấy lần, suýt tí nữa lộn cổ xuống suối. Lúc này tầm 3, 4 giờ chiều nhưng trong rừng nắng đã tắt, chỉ có tiếng bước chân của tôi, tiếng những trái sồi lộp độp rơi xuống lá khô, thỉnh thoảng vài con chim bay qua vùng trời chiều kêu thảm thiết phát khiếp lên được. Tôi cứ sợ lỡ may mà trượt chân rồi bị thương một phát thì xác định nằm luôn trong rừng đêm nay vì giờ này chắc chẳng còn ai đi vào rừng nữa, điện thoại, wifi, còi, đèn… không mang theo gì hết ngoài một tâm hồn liều mạng

 

Rồi cuối cùng, nhờ google map offline dẫn lối, tôi cũng bò ra được khu rừng bình yên vô sự, đi tiếp hơn 4km đường bằng phẳng để về làng, ngang qua khu nghĩa trang nhỏ xinh và ngôi thánh đường bên bờ suối, những con bò vẫn đang mải mê gặm cỏ, sau lưng là rừng cây lá vàng tạo thành  bức tranh mùa thu đẹp mê mải.

Lauterbrunnen, Oct.2018

annjourney.com

 

0 comment
1 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail
Rate this post

Chia tay Lauterbrunnen, tôi đi xuống Interlaken, từ ga tàu tôi đến khách sạn bằng xe bus (bus ở đây đắt khủng khiếp, quãng đường 1.8km mà vé là 3.60 CH). Cô tiếp tân ở Balmers hostel  dễ thương lắm, chỉ dẫn cho tôi rất tận tình. Nhà trọ bằng gỗ, rất ấm cúng, cả chủ lẫn khách mọi người đều rất vui vẻ và thân thiện. Buổi tối tầm 7 giờ, toàn quân kéo về nhà bếp, nhà bếp tập thể và phòng ăn ở đây khá lớn, đầy đủ dụng cụ nấu nướng. Dưới bếp tập trung đầy đủ dân da trắng, da vàng (chủ yếu là Hàn và Trung). Sau vài ngày tôi đã nắm bắt được menu điển hình ở đây:  dân da trắng sẽ nấu spaghetti,pasta, bánh Pizza (những thứ này rất dễ kiếm trong siêu thị và cũng rẻ nữa, nhiều hostel chuẩn bị sẵn các nguyên liệu này cho khách dùng thoải mái), dân Châu Á mà điển hình là Hàn Quốc sẽ nấu mì gói được mua ở Coop  với giá 2CH cho 1 gói shin ramen. Châu Âu là thiên đường của bơ ,sữa, phô mai, nhưng đối với những ai không quen ăn những thứ này thì việc tự nấu cho mình một món yêu thích vào buổi tối ở guesthouse là điều tuyệt vời. Sau bữa tối các bạn đi từng nhóm với nhau sẽ tập trung ở phòng khách, quoanh bếp sưởi để trò chuyện, tôi quay về giang sơn của mình (không hiểu sao lần này cả cái phòng  Dorm.  hơn một chục giường mà cũng chỉ có mỗi mình tôi 🙂 )


Sáng hôm ấy, khi trời còn lẫn trong bóng đêm, tiếng ghita và những bản nhạc đồng quê đánh thức tôi dậy, gió ngoài vườn thổi vào nhè nhẹ, tôi nằm trên giường nghe những âm điệu du dương, nhớ về những ngày tháng xa xưa, những vùng đất Châu Á xa xôi mà tôi đã đi qua, những chuyện vui, chuyện buồn, từng khuôn mặt đã đi qua đời mình… cho đến khi ánh nắng đầu tiên soi rõ những những cây táo trong vườn, những bụi hoa hồng ngoài cửa sổ , ống khói của những mái nhà màu nâu, phía xa xa là một phần của dãy alpine phủ đầy tuyết…và bình mình đang lên.

Interlaken, Oct.2019
Ann journey.com

0 comment
1 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail
Rate this post

Interlaken là một thị trấn nhỏ, nằm kẹp giữa hai cái hồ, một bên là hồ Thun và một bên là hồ Brien, con sông Aare nối liền 2 cái hồ đó với nhau, bao quoanh thị trấn là những ngọn núi và khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ.

Ở guesthouse, họ phát cho tôi một cái vé mà có thể đi xe bus miễn phí trong thành phố. Thế là sáng nay tôi xách cái vé đó ra khỏi nhà, bắt xe bus đi xuống hồ Brien, dừng chỗ Iseltwald và nhìn những con chim hải âu bơi trên mặt hồ mùa thu.

Bên bờ hồ, ông bố Ấn Độ phải hò hét để 4 đứa con nít tóc xoăn đứng vào một chỗ chụp hình gia đình, đứa này vào vị trí thì đứa khác lại lỉnh đi mất, ông bố Ấn Độ vất vả chạy ngược chạy xuôi gom cho đủ 4 đứa vào vị trí.
Tôi rẽ vào con đường nhỏ đi dọc bờ hồ, băng qua những ngôi nhà gỗ có khung cửa màu xanh và những giàn nho bao quoanh bức tường đá, lá mùa thu rụng thành từng thảm dưới những gốc sồi già.

 

Buổi sáng gió dưới hồ thổi lên lành lạnh.
Mặt hồ trong vắt nhìn thấy cả những hòn sỏi bên dưới
Có tiếng nước vỗ nhẹ nhàng vào bờ, tiếng lá rơi và hạt của những cây óc chó rơi lõm bõm xuống mặt nước. Thật là một buổi sáng thơm ngát tinh khôi mùi cỏ cây, mùi nắng sớm, xa xa khói bốc lên từ các mái nhà, đàn ong bay quoanh những giàn hoa tìm mật và những con chim bay ngang qua bầu trời xanh.

Interlaken, Oct. 2018

annjourney.com

0 comment
1 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail

NICE-thành phố biển yên bình.

by Hoang Ha Anh
Rate this post

Rồi cuối cùng mình cũng đến được Nice. Nice là thành phố biển phía nam nước Pháp, nhỏ nhỏ, cổ kính, đường xá khu gần ga hơi bẩn, mọi người tự do hút thuốc ở khắp mọi nơi, thậm chí vừa đi vừa hút, ở Thụy Sỹ, Italia cũng y chang vậy, lạ thật. 7 giờ tối trời vẫn sáng rực, mình chưa quen với giờ giấc ở đây nên leo lên giường đi ngủ sớm và thức dậy 7 giờ sáng, lúc đó trời vẫn còn tối. Buổi sáng trời hơi lành lạnh, mình khoác áo ra ngoài đi ăn sáng. Mình vào một tiệm bánh mì kiêm cafe được review cao nhất ở Nice, nó nằm gần trong phố cổ, mình chọn một phần bánh mì kẹp cá và rau củ cùng với một trà nóng, giá tổng cổng 9 Euro. Mình hỏi cô nhân viên là ở đây có nhà vệ sinh không và cổ nói lại một tràng tiếng Pháp mà theo mình hiểu là không có hoặc 10 giờ sáng gì đó mới mở cửa.

Bữa sáng ở Nice

Sau khi ăn xong ổ bánh mì dành cho người khổng lồ mình bắt đầu đi vào phố cổ, có một cái chợ nhỏ xinh tên là Cours Saleya nằm lọt trong khu phố của những ngôi nhà màu vàng cổ kính. Ở đây, họ bán rau củ, trái cây, hoa và nhiều đồ lưu niệm làm thủ công, giá cả ở đây bằng hoặc rẻ hơn Nhật, khoảng 4 euro/1 kg nho. 2,5 euro/kg táo, bia trong quán bar tầm 3 Euro trở lên.  Cuối cùng thì mặt trời cũng lên, thành phố bàng bạc trong nắng sớm, rồi mình đi ra biển, biển xanh màu lam, bờ biển trải dài những bãi sỏi, trời trong xanh, gió thu nhè nhẹ và nắng rất đẹp.

Bãi biển ở Nice

Nice nhìn từ trên cao

 

Buổi trưa mình hoà vào dòng người rồng rắn xếp hàng mua socca ở cửa hàng Chez Rene Socca trứ danh rồi mang qua quán bar kêu thêm một bia và lôi chai tương ớt mua ở cửa hàng Châu Á ra ăn kèm. Bánh Soca í, được làm bằng bột, sau đó chiên vàng trên cái chảo, ăn giống giống vỏ bánh xèo của mình.

Bánh Soca

Buổi chiều mình ra quán Gelateria Azzurro ăn kem, chắc phải đến hàng trăm loại, mình chọn vị dưa hấu và vị quýt rồi ngồi ăn trước hiên nhà thờ Sainte Reparate, nắng chiều đổ xuống trên những mái nhà, người nghệ sỹ vẫn ôm đàn đứng hát.

 

Nice,  Sep.2018

annjourney.com

0 comment
1 FacebookTwitterGoogle +PinterestEmail